Khu vực Tây Bắc là là nơi có nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực về tài nguyên khoáng sản, du lịch, kinh tế và năng lượng tái tạo như : thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời…. Do dân cư khu vực Tây Bắc tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu nên việc cấp điện cho phụ tải khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế việc nghiên cứu tìm ra giải pháp hợp lý cung cấp điện năng cho khu vực Tây Bắc là nhu cầu có tính cấp thiết cao.
Tiềm năng điện mặt trời khu vực tây bắc
Đánh giá của Hiệp hội năng lượng điện Việt Nam tiềm năng bức xạ khu vực tây bắc với trung bình số ngày nắng trong năm là 311/365 ngày chiếm khoảng 85% số ngày có nắng, thuộc vào hàng khu vực có số ngày có năng cao.
Cũng theo đánh giá này thì tổng bình quân số giờ nắng trong toàn vùng là 1870 giờ / năm , theo đó có thể thấy vùng tây bắc Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển năng lượng điện mặt trời.
Theo đặc điểm cung cấp năng lượng điện năng thì các tỉnh Tây Bắc phân chia thành 2 khu vực là khu vực có điện lưới , thường tập trung ở các xã thuộc vùng thấp , gần trung tâm các huyện , thành phố thuận tiện giao thông và khu vực vùng sâu , vùng xa , vùng biên giới , có đặc điểm dân cư sinh sống rải rác phân tán , nhu cầu năng lượng thấp , chưa có hoặc đầu tư đấu nối với lưới điện quốc gia gặp khó khăn .
Ảnh phân bố bức xạ nắng trung bình khu vực
Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển điện mặt trời vùng tây bắc
Do đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc thường có nhiều mây và dạng mây , phân bố mây không đồng đều nên việc phân bố nắng từng tháng trong các năm thường có sự xáo trộn, chủ yếu việc phân bố nắng phụ thuộc vào phân bố các mùa trong năm.
Đặc biệt, trong chương trình điện khí hóa 100% vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì điện mặt trời (kết hợp với các nguồn điện diesel, thủy điện nhỏ, điện gió…) có vai trò rất lớn.
Theo tính toán với mỗi mái nhà có diện tích khoảng 50 – 60m² là có thể lắp đặt được các tấm pin mặt trời công suất 3 – 4 kW. Tổng số tiền đầu tư cho toàn bộ hệ thống khoảng 80 – 100 triệu đồng , chỉ sau 6 – 7 năm có thể thu hồi vốn .
Tuy nhiên, đến nay các chính sách về năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời chưa đầy đủ, chưa hình thành, thiếu sự đồng bộ và chưa gắn kết.
Do đó, để phát triển điện mặt trời khu vực tây bắc quy mô hộ gia đình ở vùng miền núi cần xây dựng cơ chế ưu đãi. Cụ thể, ngoài vấn đề về giá còn phải tính đến những hỗ trợ, ưu đãi về nguồn vốn vay , các thủ tục đăng ký lắp , bán điện , thanh toán theo hướng có lợi cho người dân .