Nhu cầu về năng lượng là ngày một tăng nhưng hiện tại tính đến thời điểm này nguồn nhiên liệu hóa thạch đã cạn kiệt một cách báo động , cùng với đó là lượng khó CO2 thải ra lớn . Bài toán khó giữa năng lượng để phát triển và cải thiện môi trường sống chỉ có thể được giải quyết một phần nhờ vào các nguồn năng lượng sạch, tái tạo như năng lượng mặt trời , năng lượng gió…
Sử dụng điện năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao
Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời đang dần phổ biến trên thế giới vì nguồn năng lượng này có nhiều ưu điểm xanh, sạch, mức chi phí đầu tư ngày càng hợp lý hơn khi sự phát triển của công nghệ mang đến những thiết bị có giá thành rẻ, đồng thời trong bối cảnh các nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng biến động mạnh.
Tiềm năng về khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao.
Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…
Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền trung và miền nam là khoảng 300 ngày/năm. Năng lượng mặt trời có thể được khai thác cho hai nhu cầu sử dụng: sản xuất điện và cung cấp nhiệt
Tại Việt Nam, nguồn năng lượng này có thể sản xuất quanh năm, với điện mặt trời xấp xỉ 1800 kWh/m²/năm, đặc biệt nguồn năng lượng này không thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch trong tương lai
Dự kiến tới năm 2050, nhu cầu năng lượng trên toàn cầu sẽ tăng 50% và tạo ra một khoảng cách lớn về cân bằng cung – cầu điện. Cũng theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu về năng lượng ở VN sẽ tăng lên 15 lần.
Từ thực tế này, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển năng lượng Việt Nam với đầy đủ các mục tiêu như đảm bảo phát triển năng lượng bền, đạt mức tiết kiệm 5% – 8% trong tổng lượng tiêu thụ năng lượng quốc gia , đặt biệt nhấn mạnh ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Để đảm bảo những mục tiêu đó, chúng tôi đã và đang góp sức cùng với các cơ quan bộ ngành liên quan trong việc tư vấn các giải pháp quản lý năng lượng hiệu quả, các dự án ứng dụng năng lượng điện mặt trời ở quy mô lớn.
Nếu thực hiện nghiêm túc và tích cực, hiệu quả các các dự án năng lượng mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ổn định kinh tế và đảm bảo môi trường sống, an sinh xã hội. Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng, đến năm 2050 Việt Nam là quốc gia đảm bảo năng lượng cho phát triển và đời sống.
Thống kê báo cáo sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời
Tính từ năm 2017 đến nay , số hộ dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời và đăng ký bán lại phần điện dư tại Việt Nam đang tăng lên theo cấp số nhân . Đây là con số rất đáng khích lệ, bởi từ đầu tháng 3-2018 đến nay, nhiều vùng trên nước ta phải trải qua những đợt nắng nóng gay gắt, đặc biệt là TPHCM và khu vực Nam bộ. Do đó, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tăng cao.
Theo dự báo, tình hình nắng nóng sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp nên có khả năng hệ thống điện quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp điện. Ngoài việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả thì giải pháp tự cung cấp năng lượng điện nhờ vào nguồn năng lượng mặt trời đang là xu hướng phát triển của thế giới.
Nguồn điện từ năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, vĩnh cửu, không bị cạn kiệt như nguồn năng lượng hóa thạch là than đá hay dầu mỏ và rất thân thiện với môi trường.
Người dân khi sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời sẽ không mất chi phí vận hành; trong khi chi phí bảo trì khá thấp.