Sóng RF là viết tắt của từ Radio Frequency, Radio Frequency có nghĩa là tần số Radio hay còn gọi là tần số vô tuyến điện. Thường được dùng trong truyền hình. Năng lượng của RF thường giao động từ 3kHz – 300 gHz. Có khả năng điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trường hợp khác nhau.
Các đặc tính quan trọng của sóng RF
RF 433Mhz hoặc 315Mhz nằm trong miền tần số sóng điện từ UHF nên thường dùng để truyền tín hiệu trong môi trường không khí. Loại sóng này này cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ, giao thoa của sóng điện từ và còn có khả năng đâm xuyên : xuyên tường, xuyên vật cản không phải là kim loại. Cự ly truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như tần số truyền, tần số càng thấp truyền càng xa; độ ẩm không khí hoặc tính đồng nhất của môi trường truyền; phân cực sóng; công suất phát (dBm), hay độ nhạy máy thu (dBm) v.v…
Có 3 kiểu liên lạc phổ biến của sóng RF là :
- Simplex (đơn công, vd: remote điều khiển từ xa)
- Half-duplex (bán song công, vd: bộ đàm, tại một thời điểm chỉ có một máy phát và một máy thu)
- Full-duplex (song công, vd: Máy điện thoại vừa phát vừa thu – vừa nói vừa nghe)
Do mỗi đầu chỉ sử dụng 1 anten (vừa phát, vừa thu hoặc chỉ để phát hay thu) nên cũng nói thêm về sơ đồ của những loại này:
Kiểu liên lạc Simplex
Đây là kiểu liên lạc đơn công, đây chính là kiểu liên lạc của các remote xe hơi, remote cửa cuốn v… Cái remote chứa mạch phát tín hiệu chỉ phát RF , còn xe hơi hay cái môtơ chứa mạch chỉ thu RF (Rx-Receiver)
Kiểu liên lạc haff duplex
Với phương thức half-duplex thì mỗi bên đều có khối phát Tx và khối thu Rx và đều cần thêm cái chuyển mạch vd: nút bấm để nói trên bộ đàm
Kiểu liên lạc Full-duplex
Với phương thức full-duplex (song công) thì mạch điện bên trong hơi phức tạp hơn một tí. Cần có bộ điều hướng ăng ten gọi là circulator. Bộ này có chức năng vừa đưa tín hiệu của bộ phát Tx lên ăng ten để bức xạ ra không gian vừa lấy tín hiệu thu về và đưa vào bộ thu Rx mà không lẫn vào nhau nhưng không nhiễu nội bộ
Ứng dụng vào thực tiễn của kỹ thuật sóng RF 433Mhz và 315Mhz
Như đã nói ở trên, có 3 phương thức liên lạc bằng sóng RF đó là simplex, half-duplex, full-duplex. Đặc biệt là tính thu phát đẳng hướng của ăng ten. Rõ ràng một bộ Tx khi phát sóng RF 433Mhz ra không gian (với công suất 14 dBm tương đương 1mW) thì có bao nhiêu bộ thu trong bán kính vài trăm mét đều thu được tín hiệu đó. Vấn đề là bộ thu Rx sẽ biết lọc ra tín hiệu nào của nó và tín hiệu nào thì không. Nếu không sẽ nhiễu toàn bộ và rất là rắc rối nếu để nhiễu xảy ra.
Vì kiểu điều chế của các bộ thu phát là ASK – điều chiế biên độ. Nên rõ ràng người dùng sẽ điều chế theo cách của mình, hay nói khác hơn người dùng sẽ quyết định “kiểu” tín hiệu của mình như thế nào. Sự phối hợp phải khớp giữa phát và thu và trong môi trường thông tin phải có một quy định nào đó để không can nhiễu lẫn nhau.
Có thể nói trước đây tín hiệu sóng RF chính là một trong những ứng dụng vĩ đại của các vĩ nhân. Nó được coi là công cụ để mở ra trang mới cho nhân loại trong lĩnh vực thu phát hình ảnh, âm thanh ở bất cứ đâu trên thế giới vào thời điểm đó
Sóng RF sử dụng trong vô tuyến điện
Tuy không được ứng dụng nhiều như trước đây nhưng sóng RF vẫn được ứng dụng trong vô tuyến điện. Nó được ứng dụng chủ yếu trong việc phát sóng hình ảnh và âm thanh.
Thu thập năng lượng bằng sóng vô tuyến – RF Energy Harvesting
Thu thập năng lượng qua sóng vô tuyến chỉ yêu cầu cần một hay nhiều nguồn phát sóng RF như hình. Năng lượng thu được từ nguồn sóng bức xạ của các trạm phát sóng RF. Các trạm này hoạt động 24/7 nên là nguồn năng lượng dồi dào. Năng lượng thu được từ sóng RF dùng để truyền thông trong mạng IoT.
Ứng dụng RF trong thẩm mỹ
Sóng RF trong thẩm thẩm mỹ có khả năng tác động trực tiếp vào lớp trung bì mà không làm ảnh hưởng hay có bất kỳ tổn thương nào đến lớp thượng bì. Chính vì vậy từ lâu sóng RF đã được các nhà khoa học tận dụng và đưa vào trong thẩm mỹ. Sóng vô tuyến tỏ ra có kết quả tốt với những tác động của mình lên vùng da nhăn chùng nhão, chảy xệ, da sần vỏ cam, da nhăn nheo…