Một bộ kích điện luôn có hai giá trị công suất (Công suất thực + Công suất ảo). Tùy vào nhà sản xuất, có thể họ ghi công suất thực hoặc ghi công suất ảo trên nhãn thiết bị. Tất cả sản phẩm của chúng tôi đều được ghi thông số công suất theo nhãn sản phẩm của nhà sản xuất và được trình bày rõ ràng hai loại công suất trên kích điện. Vậy công suất thực là gì, công suất ảo là ra sao, chúng có ảnh hưởng đến thiết bị điện như thế nào?
Công suất thực
Công suất thực hay còn gọi là công suất liên tục là giá trị công suất trung bình tương ứng với thiết bị điện sử dụng.
VD: Một bộ kích điện có công suất thực là 1000W thì tuyêt đối bạn nên sử dụng thiết bị điện nhỏ hơn hoặc bằng 1000W qua bộ kích điện đó.
Công suất đỉnh hay công suất ảo
Mình lấy ví dụ như sau cho dễ hiểu: Một con điều hòa trên nhãn ghi 9000BTU nghĩa là công suất tiêu thụ điện trung bình của con điều hòa là 750W hoặc hơn. Giá trị 750W này là giá trị công suất trung bình khi điều hòa đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên khi bắt đầu khởi động điều hòa, để thắng lực quán tính đứng yên của động cơ điều hòa( cục nóng) thì ta cần cung cấp một công suất lớn hơn rất nhiều lần so với công suất trung bình của điều hòa( trung bình từ 4-7 lần công suất trung bình), công suất cung cấp cho điều hòa giai đoạn khởi động gọi là Công Suất Khởi Động ( Công suất đỉnh), tùy vào từng loại điều hòa hoặc động cơ khác nhau, giá trị công suất khởi động sẽ khác nhau, và thời gian khởi động cũng không đồng nhất.
Kích điện cũng như vậy, thông số công suất ảo trên kích điện chính là giá trị tương ứng cho phép của công suất khởi động trên điều hòa nói riêng và các loại động cơ nói chung.
Nói đến đây chắc các bạn đã hiểu một phần hoặc hiểu rõ. Đa số các loại kích điện sẽ có giá trị thông suất công suất ảo(công suất đỉnh) gấp đôi giá trị công suất thực, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ khác. Do đó khi sử dụng kích điện để chạy thiết bị điện dạng động cơ phải đặc biệt lưu ý. Chọn mua kích điện thì phải xem xét kĩ hai thông số nói trên.