Nhiệt độ màu là một khái niệm được rút ra từ định luật bức xạ của Planck. Chúng ta đều biết rằng một vật khi nóng thì nó sẽ phát sáng, quang phổ liên tục mà nó phát ra phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, vì thế khi quan sát quang phổ của một vật nóng chúng ta có thể ước lượng được nhiệt độ của nó.
Khái niệm nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu là thuật ngữ dùng để chỉ sự xuất hiện của nguồn ánh sáng được cung cấp bởi các vật thể tạo ra nguồn sáng đó. Nhiệt độ màu được đo bằng độ Kelvin (K) với mức thang điểm từ 1.000K đến 10.000K.
- Một Kelvin (K) là một đơn vị đo lường nhiệt độ dựa trên quy mô tuyệt đối. Tức là nó bắt đầu từ không và đi lên từ đó.
Mẫu biểu đồ kelvin
- Khi quan sát bức xạ của một vật đen tuyệt đối Planck đã phát hiện ra rằng ở một nhiệt độ T nhất định thì vật sẽ phát ra một quang phổ liên tục với cường độ sáng thay đổi theo tần số.Mỗi ánh sáng sẽ có thành phần màu riêng biệt.Tần số ánh sáng được phát xạ mạnh nhất phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối của vật.
- Khi nhiệt độ Kelvin thấp thì sắc đỏ trong ánh sáng nhiều hơn sẽ cho màu ấm hơn , khi nhiệt độ Kelvin cao sẽ cho màu sắc lạnh hơn , lượng bức xạ là mạnh nhất và vật phát ra có bước sóng ngắn. Nhiệt độ này không hề liên quan tới độ nóng của vật thể tạo nguồn sáng .Ánh sáng nhìn thấy được là một vùng chọn nhỏ của sóng điện từ dao động ở bước sóng từ 380nm và 750nm. Ánh sáng trắng được tạo thành từ quang phổ đầy đủ của những bước sóng này
- Nhiệt độ màu diễn tả màu của các nguồn sáng so với màu của vật đen được nung nóng từ 2000 đến 10.000 K. Nhiệt độ màu không phải là nhiệt độ thực của nguồn sáng mà là nhiệt độ của vật đen tuyệt đối cho khi được đốt nóng đến nhiệt độ này thì ánh sáng do nó bức xạ có phổ hoàn toàn giống phổ của nguồn sáng khảo sát.