Thế giới đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành năng lượng . Xu thế mới từ các quốc gia đang theo đuổi là hạn chế nguồn năng năng lượng từ hóa thạch gây nhiều ô nhiễm , không có khả năng tái tạo hơn nữa nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt , thay vào đó là đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả , nhằm giảm nhu cầu điện và khuyến khích sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn trong cán cân năng lượng.
Năng lượng tái tạo – tại sao không ?
Hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá , dầu mỏ , khí đốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của con người , tuy nhiên năng lượng hóa thạch là nguồn nguyên liệu không bền vững . Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Hơn nữa , các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt , vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo như : năng lượng gió , năng lượng mặt trời , địa nhiệt hay năng lượng sinh khối là một nhu cầu tất yếu .
Việc sử dụng năng lượng hiệu quả , đặc biệt là sử dụng năng lượng tái tạo sẽ góp phần làm giảm chi phí tiền điện hàng ngày của bạn tùy thuộc vào mô hình và quy mô đầu tư cũng như vị trí vùng miền sẽ có những sự chênh lệch khác nhau cho thời gian thu hồi vốn và bắt đầu sinh lợi nhuận mà năng lượng tái tạo đem lại . Khi nhu cầu sử dụng điện năng càng lớn thì việc hình thành hệ thống điện tái tạo càng quan trọng .
Năng lượng tái tạo sẽ nâng cao chất lượng không khí cho người dân , giảm rủi ro chính trị bằng việc hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như tạo ra phát triển xanh .
Tầm nhìn và chiến lược nhìn nhận từ Việt Nam
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam sẽ phát triển các nguồn năng lượng , đảm bảo yêu cầu cấp đủ điện cho nhu cầu của đất nước , trong đó mục tiêu đặt ra là nguồn điện tái tạo tính đến năm 2020 , tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% nào năm 2050 .
Theo báo cáo của IEA được phát hành vừa rồi cho biết trong năm 2018 , năng lượng tái tạo đã chiếm 1/4 trên tổng số nguồn năng lượng mà trái đất có , con số này đã tăng lên 20% so với năm 2011 và đồng thời nó cũng là nguồn năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay , một phần nhờ vào chi phí dùng để đầu tư các thiết bị cho nó đang ngày càng trở nên rẻ hơn trước . Tuy nhiên , để phát triển mạnh hơn nữa thì không chỉ các cá nhân mà bản thân các quốc gia , nhất là các nước công nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng xanh .