Những năm gần đây, khái niệm năng lượng xanh đã không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới. Năng lượng xanh là những loại năng lượng thu được từ thiên nhiên không gây ô nhiễm môi trường, bền vững và có thể tái tạo… Các dạng năng lượng xanh, bao gồm: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học…
Khai thác và sử dụng năng lượng xanh hiệu quả
Chúng ta đều biết, nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt. Trữ lượng có hạn, lại bị khai thác quá mức vì mục đích kinh tế. Dẫn đến tình trạng khan hiếm ở nhiều nơi trên thế giới. Trong thời gian qua, nguồn năng lượng truyền thống được khai thác chủ yếu là dầu khí, than đá và điện nhưng chỉ trong một vài năm tới, các nguồn năng lượng này sẽ dần cạn kiệt . Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng ở nước ta diễn ra khá phổ biến và nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo Việt Nam tính đến gian đoạn 2025 thì chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cả nước và trong tương lai Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu năng lượng. Trước tình hình trên, phương thức chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh ngày càng trở nên cấp bách.
Về năng lượng mặt trời, với lợi thế là một trong những nước nằm trong dải phân bố ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ của thế giới, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để khai thác nguồn năng lượng này. Việc nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu và năng lượng sinh khối tạo ra những dạng năng lượng, vật liệu sạch, rẻ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, vừa bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO2. Mặc dù nhiều tiềm năng, song việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta chưa thật sự tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam
Việt Nam tính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đuợc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề ra mục tiêu phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng tái tạo, trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Cụ thể, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ đạt 6% trong tổng điện năng sản xuất, dự kiến tăng sản lượng lên 13 nghìn MW từ nguồn năng lượng tái tạo trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu trong cả nước. Chủ trương thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo của nhà nước đã tạo đòn bẩy cho việc triển khai các dự án đầu tư vào năng lượng sạch .