Trong những năm gần đây, các vấn đề thiếu năng lượng điện và ô nhiễm môi trường đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng hydro, năng lượng mặt trời …
Trong số các nguồn năng lượng tái tạo này, các nguồn quang điện (PV) có ưu điểm là không có giới hạn về nguồn cung cấp độ tin cậy cao, chính vì lý do đó số lượng lắp đặt trên toàn thế giới đã tăng lên đáng kể .
Hướng đi nghành điện mặt trời – góc nhìn từ phía Nhật Bản
Nhật Bản là nước tiêu thụ điện lớn thứ 5 trên thế giới. Nhưng do Nhật Bản có rất ít nguồn năng lượng nên nước này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Mạng lưới điện của Nhật Bản bị phân tán và cách ly với các nước láng giềng do vị trí địa lý và địa hình đa phần gồm các đảo . Mạng lưới điện của Nhật gồm 9 khu vực, mỗi khu vực lại được vận hành độc lập.
Nhật Bản cũng có hai lý do lịch sử dẫn đến việc sử dụng hai tần số điện khác nhau (60Hz ở phía tây và 50Hz ở phía đông) và cách duy nhất để trao đổi điện giữa hai khu vực chính là thông qua bộ chuyển đổi dòng điện một chiều có công suất khá hạn chế.
Nhật là quốc gia tiêu thụ điện đứng thứ 3 trên thế giới , mức độ tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản vào khoảng : 23,409 Megawatts
Sự phát triển nghành điện mặt trời của Nhật Bản
Năng lượng Mặt trời của Nhật khởi phát khá sớm từ những năm 1980, nhưng sau đó tụt lại so với châu Âu. Nhật hiện nay đã lắp đặt hệ thống thu năng lượng Mặt trời có công suất lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Đức và Trung Quốc, hiện nay năng lượng mặt trời chiếm khoảng 4,5% tổng sản lượng điện ở Nhật Bản trong đó 80% là từ các hộ gia đình.
Mục tiêu của Nhật Bản là sẽ đạt được 28 GW năng lượng điện từ mặt trời vào năm 2020 và 53 GW năm 2030 trong đó có thể kể đến các dự án là : Hai nhà máy được xây dựng trên hai hồ chứa nước ở Nishihira và Higashihira thuộc thành phố Kato, sử dụng 11,250 tấm pin Mặt Trời và tạo ra tổng điện năng khoảng 3,300 MWh mỗi năm
Nhận định từ Việt Nam về năng lượng mặt trời
Việt nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2.
Năng lượng mặt trời ở Việt nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Số ngày nắng trung bình vào khoảng 300 ngày/năm.
Năng lượng mặt trời được khai thác dưới dạng: sản xuất điện và cung cấp nhiệt .Mặc dù nguồn năng lượng mặt trời ở Việt nam được công nhận là có tiềm năng lớn, nhưng hầu hết các dự án điện mặt trời trên khắp cả nước chỉ ở quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào việc khai thác nhiệt năng từ năng lượng mặt trời.
Mặc dù đã được triển khai và chứng tỏ hiệu quả ở quy mô nhỏ nhưng để phát triển nguồn điện mặt trời đáp ứng được nhu cầu thực tế, Việt Nam cần có những dự án điện mặt trời quy mô lớn. Điều này, theo nhiều chuyên gia đánh giá, còn rất nhiếu khó khăn.
Được biết, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu đưa điện mặt trời thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo chủ chốt .Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác được 25% nguồn năng lượng tái sinh (trong đó có năng lượng mặt trời) và còn lại 75% vẫn chưa được khai thác.
Điện mặt trời hòa lưới còn gặp nhiều khó khăn
Là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, việc biến tiềm năng thành hiện thực vẫn là một câu chuyện dài bởi chi phí đầu tư lớn là rào cản chủ yếu cho việc phát triển các dự án điện mặt trời ở Việt nam.
Hiện nay trên cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang bắt đầu xúc tiến , thi công triển khai lập các dự án điện mặt trời có công suất từ 20MW đến trên 300MW tại một số địa phương nhưng chủ yếu tập trung chủ yếu ở miền Trung.
Mặc dù các nhà đầu tư đã bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng dự án điện mặt trời tại Việt Nam, nhưng theo tìm hiểu, hầu hết các dự án vẫn còn nằm trên giấy.
Bên cạnh đó, trình tự cũng như thủ tục xin cấp phép xây dựng, bổ sung dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực của quốc gia và từng địa phương còn rườm rà.
Đây cũng chính là một trong những rào cản đòi hỏi các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền phải vào cuộc tháo gỡ nút thắt này trong thời gian tới , để điện mặt trời có thể phát triển đạt mục tiêu đề ra.
Bài viết trên Techway Việt Nam đánh giá cái nhìn khái quát , tổng thể nghành năng lượng của Việt Nam – góc nhìn nhận tham khảo các nước phát triển mạnh về nghành .