Xây dựng và phát triển đô thị thông minh – bền vững đang là mục tiêu của rất nhiều thành phố trên thế giới , trong đó có Việt Nam . Tuy nhiên , để phát triển thành công như những thành phố thông minh lớn trên thế giới thì điều quan trọng không phải là sao chép lại các mô hình sẵn có mà cần tìm ra giải pháp áp dụng và thực tế của nước ta .
Giải pháp nào cho phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
Dự báo đến năm 2050 , ước tính khoảng 70% dân số thế giới sẽ sống ở các đô thị . Tính đến thời điểm hiện tại , hệ thống đô thị của Việt Nam đã và đang phát triển cả về lượng và chất . Cả nước đã có 813 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 37,5% theo thống kê năm 2017.
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở khu vực các đô thị lớn , và đang có xu hướng phân bố đồng đều hơn trên phạm vi cả nước . Nhiều đô thị cũ được cải tạo và nâng cấp phát triển mở rộng về qui mô đất đai , dân số , đầu tư xây dựng , nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật . Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đã được hình thành , làm thay đổi diện mạo các đô thị .
Các dự án bất động sản hiện nay đã được quy hoạch , xây dựng theo mô hình tổ chức không gian đa chức năng gồm : Nhà ở , thương mại , dịch vụ , giải trí… với kiến trúc hiện đại đã trở thành các trung tâm mới thu hút cộng đồng , góp phần làm phong phú không gian và hệ thống công trình nhà ở và dịch vụ đô thị tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế .
Tiến tới mục tiêu phát triển đô thị thông minh theo hướng bền vững
Việc lên kế hoạch , nghiên cứu lộ trình các giải pháp phục vụ cho mục tiêu xây dựng , phát triển các đô thị thông minh và bền vững không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn cần có sự đóng góp của cả các doanh nghiệp và người dân.
Ngày 11/10 , tiếp tục chuỗi sự kiện hoạt động tại Hội nghị kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội đô thị khoa học thế giới ( WTA 2018 ) , Diễn đàn đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 đã tổ chức các phiên họp toàn thể , trong đó phiên họp thứ III bàn về chủ đề “ Xây dựng nền tảng thành phố thông minh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ” .
Nhấn mạnh việc làm thế nào để thu hút các nhà nghiên cứu , các trường đại học , viện nghiên cứu , doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo…có thể đưa ra các giải pháp ý tưởng xây dựng thành phố thông minh .
Điều đó rất cần sự cởi mở từ phía các lãnh đạo của các thành phố nhằm tạo ra môi trường , tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu thử nghiệm . Khi có các giải pháp tốt , cần áp dụng theo hình thức đối tác công – tư để triển khai các giải pháp đó .
Xây dựng nền tảng cơ sở cho thành phố thông minh
Căn hộ thông minh phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn đồng thời . Không phải chỉ dựa trên những thiết bị có ứng dụng công nghệ cao mang vào căn hộ mà còn là sự tính toán ngay từ khâu thiết kế ban đầu .
Trong thời gian tới , cùng với sự phối hợp của các nhà đầu tư nghiên cứu thị trường và tiềm năng đưa vào các khu đô thị cụ thể , Bộ Xây dựng sẽ tiến hành xây dựng các quy chế trong quản lý và đầu tư khu đô thị thông minh .
Để phát triển đô thị thông minh cần xét đến yếu tố quan trọng như hạ tầng giao thông , diện tích cây xanh và giáo dục . vd : Hệ thống giao thông của Singapore tích hợp từ xe bus , tàu điện ngầm chỉ bằng một tấm thẻ .
Tuy nhiên , để làm được những điều đó thì chúng ta cũng cần phát triển ra một hệ thống phương tiện thông minh , đồng đều . Điều Việt Nam cần làm là tìm giải pháp xử lý các vấn đề để làm sao giải quyết triệt để các vướng mắc còn tồn tại .