Tính từ đầu năm đến nay , số lượng dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời ở Việt Nam tăng mạnh , Việt Nam đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo để duy trì sản xuất điện mà không làm tăng chi phí sản xuất khi nhu cầu ngày một cao . Trong số các nguồn năng lượng tái tạo , năng lượng mặt trời ở Việt Nam dần đạt được bước tiến lớn . Đón đầu xu thế đó các doanh nghiệp ngoại đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực năng lượng đầy tiềm năng này .
Doanh nghiệp ngoại đi trước đón đầu xu hướng đầu tư vào điện mặt trời
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nguồn năng lượng bức xạ mặt trời rất lớn , Theo mục tiêu của chính phủ muốn điện mặt trời trở thành nguồn năng lượng tái tạo chính trong tương lai , với công suất lắp đặt tăng từ 6 – 7 megawatt (MW) vào cuối năm 2017 ước tính lên con số 850 MW vào năm 2020 , tương ứng với 1,6% tổng sản lượng điện của cả nước . Con số này dự kiến tăng lên 12.000 MW vào năm 2030 , tương ứng với 3,3% tổng sản lượng điện của cả nước .
Bên cạnh đó , quyết định số 11/2017/QĐ-TTg quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam cho phép các doanh nghiệp tham gia dự án được miễn , giảm tiền sử dụng đất , tiền thuê đất , tiền thuê mặt nước áp dụng cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư cũng khuyến khích các doanh nghiệp hào hứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo mới đầy tiềm năng này .
Cơ cấu điện Việt Nam tính đến năm 2020
Xu thế đầu tư doanh nghiệp ngoại
Nắm bắt được cơ hội này , nhiều doanh nghiệp chạy đua làm các dự án về điện mặt trời . Trong đó , các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam . Một trong số đó có thể kể đến công ty năng lượng hàng đầu thế giới , B. Grimm Power công bố khoản đầu tư trị giá 35,2 triệu USD để mua 80% cổ phần trong dự án nhà máy điện mặt trời ở Phú Yên , với công suất lắp đặt 257 MW.
Trước đó , B.Grimm Power ký thỏa thuận với Tập đoàn Xuân Cầu để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời ở Tây Ninh với công suất 420 MW , lớn nhất Đông Nam Á .
Hiện tại B.Grimm Power có tổng công suất lắp đặt là 2.091 MW , trong đó hơn 1.200 MW được bán cho hơn 300 nhà máy tại 6 khu công nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam .
Quỹ đầu tư tài chính như Dragon Capital cũng nhắm đến đầu tiên trong lĩnh vực năng lượng sạch thông qua dự án điện mặt trời 1.000 tỷ đồng tại TP Cần Thơ với công suất giai đoạn 1 là 40 MW , dự kiến hoàn thành năm 2019 .
Nhà thầu EPC của Ấn Độ cũng có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện mặt trời 250 triệu USD với công suất 300 MW tại Việt Nam .
Sau khi được hoàn thành , dự tính các dự án này sẽ góp phần phát điện với tổng công suất lên đến 270 triệu kWh/năm giúp Việt Nam giảm lượng phát thải 250 nghìn tấn CO2 mỗi năm .