Hiện nay , các nguồn năng lượng hóa thạch vẫn đang là nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam . Việc sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu .
Các nguồn năng lượng nói trên cũng đang dần cạn kiệt , trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các nguồn năng lượng thông thường để đáp ứng nhu cầu phát điện đã và đang vượt quá khả năng cung cấp . Chính vì thế năng lượng thay thế là nền tảng cho chiến lược năng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.
Điện mặt trời và tham vọng của Việt Nam
Gần đây , bạn đọc có thể đã quen thuộc với những tin tức về điện ở Việt Nam như: giá than đang tăng trên thị trường thế giới ; Cơ quan năng lượng quốc tế công bố báo cáo về sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào nhập khẩu than ; Thiên Tân Group sẽ đầu tư 2 tỷ USD cho điện mặt trời ; Nhật Bản để phát triển nhà máy nhiệt điện than trị giá 2,6 tỷ USD tại Khánh Hòa hay Bộ Công thương vừa công bố tăng giá điện thêm 6% …
Những câu chuyện này đều phản ánh sự thay đổi căn bản trong chiến lược năng lượng của Việt Nam. Từ trước tới giờ, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy thủy điện và bán điện cho người tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp nhà nước với mức giá trợ cấp . Tuy nhiên , ai cũng biết cách này không bền vững về lâu dài.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển ở Đông Nam Á có mức độ gia tăng nhu cầu sử dụng điện khá cao với mức tăng trưởng nhu cầu điện năng tăng khoảng 10% / năm , vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo , đặc biệt là năng lượng gió , năng lượng mặt trời là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam .
Ưu đãi của thiên nhiên với Việt Nam
Việt Nam may mắn được thiên nhiên ưu đãi với nguồn bức xạ năng lượng mặt trời dồi dào , cùng đường bờ biển dài thích hợp với phát triển năng lượng gió .
Việt Nam đang nỗ lực đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn cấp điện chính của cả nước . Hiện tại , điện mặt trời hiện mới chỉ chiếm 0,01% trong tổng sản lượng điện sản xuất . Việt Nam đang có kế hoạch tăng gấp ba lần điện năng sản xuất từ các nguồn tái tạo và tăng 26% lượng tiêu thụ năng lượng mặt trời của các hộ gia đình trước năm 2030 .
Nỗ lực của Việt Nam trong việc đón đầu xu hướng năng lượng thay thế
Trong thời gian qua , Việt Nam đã tìm cách cổ vũ việc phát triển năng lượng tái tạo giảm sự lệ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch . Hiện tại , với việc giá pin năng lượng mặt trời ngày càng giảm , hiệu suất và tuổi thọ thiết bị cao . Hơn nữa , Chính phủ có chính sách hỗ trợ ngành này bằng cách mua điện mặt trời dư thừa . Những điều này sẽ góp phần khuyến khích các hộ gia đình tích cực sử dụng điện năng lượng mặt trời .
Nhìn chung , xu thế công nghệ phát điện từ năng lượng tái tạo cho thấy việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nói chung , năng lượng gió và năng lượng năng lượng mặt trời nói riêng cho phát điện đã và đang có triển vọng lớn và là giải pháp hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra về an ninh năng lượng cũng như cam kết giảm khí thải của Việt Nam trong Thỏa thuận tại COP21 .
Nó cũng là tiền đề cho một tương lai chuyển đổi mạnh mẽ trong việc phát triển ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam . Năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu về điện năng mà nó còn đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia .