Phát triển các nguồn năng lượng điện sạch – tái tạo phục vụ phát triển kinh tế hiệu quả , trong đó phải kể đến năng lượng điện từ mặt trời và các dạng thứ cấp của nó theo hướng bền vững là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh các nguồn năng lượng như thủy điện , nhiệt điện đã được khai thác hết tiềm năng .
Bối cảnh phát triển ngành năng lượng Việt Nam
Ngành năng lượng Việt Nam hơn ba mươi năm qua đã phát triển tương đối mạnh , cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế . Nhưng bên cạnh đó quy mô và hiệu quả của ngành năng lượng theo đánh giá là còn thấp . Trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm vẫn hay xảy ra mất điện thường xuyên , dự trữ dầu quốc gia vẫn chưa đủ khả năng bình ổn giá khi có khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế .
Theo như dự báo Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong giai đoạn từ các năm 2020 trở đi . Vấn đề về an ninh năng lượng của Việt Nam sẽ chuyển từ giới hạn trong phạm vi một quốc gia thành một phần của thị trường quốc tế và cũng chịu sự tác động từ sự thay đổi của nó .
Ngành năng lượng Việt Nam hơn ba mươi năm qua đã phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò , khai thác , sản xuất , truyền tải cũng như phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng . Điều đó cũng đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển của đất nước.
Giai đoạn phát triển ngành điện
Tính cho đến nay , hệ thống năng lượng Việt Nam chủ yếu dựa trên ba trụ cột chính là : dầu khí, than đá và điện . Trong đó thủy điện chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu sản xuất điện tại Việt Nam . Nhưng bên cạnh đó quy mô và hiệu quả của ngành năng lượng này vẫn còn thấp, thể hiện ở chỉ tiêu năng lượng bình quân tính trên đầu người vẫn còn khá thấp so với mức trung bình của thế giới , ngược lại cường độ năng lượng lại cao hơn gần gấp hai lần trung bình của thế giới .
Theo dự báo , khả năng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam tạm tính đến năm 2050 sẽ có các chỉ số cụ thể như sau : Sản lượng Than đá là từ 98 – 120 triệu tấn/năm (trong đó phần lớn dành cho phát điện); dầu thô khoảng 22 triệu tấn/năm (chủ yếu dùng để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước); khí đốt khoảng 17,6 tỷ m³/năm (trong đó có khoảng 15 – 16 tỷ m³ dành cho phát điện) thủy điện khoảng 65 tỷ kWh/năm , nguồn năng lượng tái tạo khoảng 4000 – 5500 MW.
Một số chỉ tiêu cơ bản trong kịch bản phát triển năng lượng Việt Nam
Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Khoa học Năng lượng đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai không xa. Chúng ta sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng trước năm 2020. Nếu không đảm bảo được kế hoạch khai thác các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống phải nhập khẩu năng lượng sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2025.
Việc xem xét phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn năng lượng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam trong tương lai , đặc biệt là các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo. Việc phát triển nguồn năng lượng mới này không chỉ giải quyết vấn đề về cân bằng cung cầu năng lượng , an ninh năng lượng mà nó còn góp phần quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu .
Nắng, gió sẽ là nguồn tài nguyên hữu ích mà Việt Nam cần phải tập trung khai thác , nhất là trong bối cảnh chi phí đầu tư cho các nguồn năng lượng này trên thế giới đang có xu hướng rẻ đi .Trong thời gian tới , các nghiên cứu khoa học về phương pháp luận và xây dựng mô hình tối ưu phát triển tổ hợp năng lượng nhiên liệu để cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược , chính sách phát triển năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cần được đẩy mạnh hơn nữa .