Mặc dù tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn nhưng hiện nay có thể nói vẫn đang trong giai đoạn sơ khai . Một phần nguyên có thể kể đến là do thiếu sự ưu đãi cho các nhà đầu tư tiềm năng . Biểu giá bán điện hiện tại không đủ hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành . Do giá bán điện hiện tại khá thấp và chi phí đầu tư cao nên thời gian hoàn vốn vẫn còn dài dẫn đến giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thương mại .
Đánh thức tiềm năng năng lượng tái tạo
Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao , để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội , Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế , chính sách nhằm thúc đẩy và sử dụng hiệu quả năng lượng , đa dạng hóa các nguồn cung cấp đồng thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các nguồn năng lượng mới .
Việt Nam có tiềm năng năng lượng lên tới 24GW do cả nước có hơn 3.260km đường bờ biển , vị trí thuận lợi gần đường xích đạo . Độ chiếu xạ trực tiếp lớn trung bình hàng năm .
Một yếu tố thuận lợi khác là những tiến bộ công nghệ đang giúp làm giảm đáng kể chi phí phát triển năng lượng tái tạo và sẽ giúp cải thiện các chỉ số kinh tế .Tại Việt Nam, chi phí đầu tư cho mỗi MW điện gió khoảng 3,5 triệu USD trước năm 2010 và hiện tại con số này đã giảm xuống còn 2,0 – 2,5 triệu USD . Dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,5 triệu USD/MW trong giai đoạn 2020 – 2025 .
Trong khi chi phí cho 1 tấm pin mặt trời sử dụng công nghệ hiện tại cũng giảm đi một nửa so với mặt bằng chung từ 5 – 10 năm trước . Theo tổ chức GIZ , chi phí đầu tư được dự đoán sẽ giảm 9% -12%/năm trong vài năm tới nhờ tiến bộ khoa học công nghệ .
Ngoài ra , Quyết định 11/2017QĐ-TTg tháng 6/2017 quy định EVN có nghĩa vụ mua toàn bộ sản lượng điện từ các trang trại điện mặt trời với giá 9,35 USD/kWh ( tuy nhiên , các trang trại này phải được hoàn thành và hòa vào lưới điện trước tháng 6/2019 để được hưởng mức giá ưu đãi này ) .
Hướng thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo đáp ứng được nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề then chốt là cần làm chủ công nghệ để từng bước nội địa hóa công nghệ, thiết bị, tránh phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu .
Bên cạnh đó , Chính phủ cần tiếp tục có các cơ chế hỗ trợ , chính sách ; thiết lập các quỹ hỗ trợ năng lượng tái tạo để hỗ trợ các dự án điện mặt trời , điện gió , điện sinh khối ; Tổ chức tập huấn nâng cao , hợp tác với các trường và viện nghiên cứu đào tạo nâng cao năng lực cho nhân lực trong lĩnh vực này .
Trong bối cảnh thủy điện đã hết tiềm năng , phát triển nhiệt điện than cần hướng đến phát triển công nghệ than sạch làm cơ sở cho sự phát triển bền vững . Ngoài ra , cần tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao hệ số thu hồi , giảm tổn thất khai thác .