Trong thời đại ngày nay khi mà nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới ngày càng cạn kiệt thì việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là rất quan trọng .
Ngành công nghiệp điện trên thế giới hiện nay chủ yếu dựa trên công nghệ nhiệt điện và thủy điện nhưng nó cũng đã bộc lộ mặt trái của nó đối với môi trường trái đất.
Với việc đốt cháy nhiên liệu gốc hóa thạch (than đá, dầu khí), đã trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Công nghệ điện hạt nhân lại không an toàn và gây ra những hiểm họa phóng xạ để lại tác hại lâu dài cho môi trường.
Vì vậy với chiến lược phát triển bền vững “kinh tế xanh”, “năng lượng xanh” đã bắt đầu chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện bằng những nhiên liệu “sạch hơn”, trong đó có sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong tự nhiên .
Nhu cầu – Hiện trạng của Việt Nam
Nhu cầu năng lượng sơ cấp tính đến nay trên 250 triệu TOE – tăng gấp 5 lần so với năm 2010 dự kiến sẽ khai thác hết trong thập kỷ này . Nguồn năng lượng hóa thạch có trữ lượng giới hạn sẽ phải nhập khẩu than cho phát điện và dự kiến đến năm 2020 Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung thế giới .
Tiềm năng các nguồn các nguồn năng lượng Việt Nam
Hiện tại chúng ta mới chỉ mới ở giai đoạn sơ khai với một vài thông số về mật độ của các dạng năng lượng mà chưa có những ứng dụng cụ thể phát triển bền vững. Quy hoạch, phân vùng năng lượng chưa thực hiện yếu kém, các cơ chế chính sách đặc thù của Việt Nam với năng lượng thực hiện chưa tốt . Các nghiên cứu mới chỉ được thực hiện thông qua đề tài khoa học công nghệ, để áp dụng vào thực tiễn là cả một chặng đường .
– Năng lượng than đá: 3,8 tỷ tấn (chưa tính đến nguồn đồng bằng sông Hồng khoảng 30 tỷ tấn)
– Năng lượng dầu khí: 2,3 tỷ tấn – Khí đốt: 1,2 – 1,5 tỷ m³
– Năng lượng thủy điện: 83 tỷ kWh
– Năng lượng từ quặng uranium: 218,167 triệu tấn U3O8
– Năng lượng địa nhiệt: Khoảng 200 MW
– Năng lượng mặt trời: 43,9 tỷ TOE
– Năng lượng sinh khối: 43-46 TOE/năm
– Năng lượng gió: Khoảng 4000 MW
Hiện trạng
Từ những thực trạng nêu trên cho thấy các vấn đề cần đặt ra đối với sự phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo thời gian tới là:
– Phát triện nguồn điện năng lượng tái tạo là xu thế toàn cầu nhưng phải trong nhiều năm nữa mới đạt được mục tiêu và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn điện quốc gia , thay thế một phần đáng kể nguồn điện từ năng lượng truyền thống – năng lượng hóa thạch.
– Để thúc đẩy sự phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa giải quyết các thách thức, cũng như giảm chi phí, nâng cao tính ổn định và tính an toàn của hệ thống . Điều đó cần phải có thời gian nhất là đối với nước đang phát triển như Việt Nam .
– Từ những kinh nghiệm của các nước khác cho thấy việc phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo đòi hỏi phải có chiến lược, lộ trình, bước đi và cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia .
– Năng lượng tái tạo đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ từ nghiên cứu khoa học công nghệ mới , chiến lược phát triển, cách thức quản lý và thực hiện, trong đó nâng cao tính cạnh tranh trong việc thực hiện các dự án điện năng lượng tái tạo thông qua cơ chế đấu giá được đánh giá cao .