Tiềm năng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, đặc biệt là điện mặt trời lắp mái là rất lớn vì không chỉ các nhà phát triển dự án trong nước mà cả những đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm cơ hội để tham gia vào thị trường còn nhiều tiềm năng này
Dự thảo cơ chế khuyến khích năng lượng mặt trời
Theo bố cáo , mới đây Bộ công thương đang dự thảo quyết định của Thủ tướng chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng sau tháng 6 năm 2019.
Bộ Công Thương đã tổ chức soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam để xem xét áp dụng sau tháng 6 năm 2019. Dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ đang được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến.
Dự thảo này đề xuất những cơ chế để thúc đẩy đầu tư vào điện mặt trời. Đáng chú ý, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất cơ chế giá hấp dẫn để thúc đẩy đầu tư vào các dự án này. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến tháng 6/2018, cả nước đã có 100 dự án điện mặt trời quy mô lớn được bổ sung vào quy hoạch điện cấp tỉnh/quốc gia. Riêng dự án điện mặt trời lắp mái là khoảng gần 750 dự án với tổng công suất 11,55 MWp.
Dự thảo và những vấn đề cần tháo gỡ
Quy định hiện hành về khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời vẫn còn gặp một số vướng mắc về quy trình đấu nối; mâu thuẫn với quy định về thuế trong việc bán lại sản lượng điện dư của các dự án điện mặt trời áp mái…
Dự thảo nêu rõ, việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.
Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng, tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.
Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới trong điều kiện vận hành lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.
Theo dự thảo, mô hình hộ tiêu thụ điện là mô hình điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với điểm đấu nối nằm giữa hệ thống đo đếm và hệ thống tiêu thụ. Hệ thống đo đếm sử dụng công tơ hai chiều. Mô hình hộ kinh doanh bán điện là mô hình điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với với điểm đấu nối nằm giữa hệ thống đo đếm và lưới điện của bên mua điện.
Về giá mua điện và Hợp đồng mua bán điện mẫu dự án điện mặt trời mái nhà: Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời mái nhà trong điều kiện lưới điện cho phép.
Mô hình hệ thống thi công
Đối với mô hình hộ tiêu thụ và mô hình hộ kinh doanh, Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện thanh toán lượng điện năng từ dự án trên mái nhà phát lên hòa vào lưới điện với giá mua bán điện như tại biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo. Các bên có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí.
Đối với mô hình mua bán điện trung gian, đơn vị phân phối và bán lẻ điện không thuộc EVN có trách nhiệm phối hợp với EVN ghi số điện bán từ dự án điện mặt trời lên lưới thông qua công tơ hai chiều. EVN thực hiện thanh toán điện trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức đầu tư và bán điện mặt trời.
Bộ Công Thương ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời mái nhà có thỏa thuận mua bán điện với EVN. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà tối đa là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau thời hạn hợp đồng, hai bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.